VỀ HỘI NGHỊ FAIR'2023
Nhằm góp phần thúc đẩy nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về Công nghệ thông tin tại Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp cùng Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng và các cơ quan khoa học, các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, các trường đại học để tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XVI về "Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin" (FAIR - Fundamental and Applied Information Technology) - FAIR' với chủ đề chính là "Khoa học dữ liệu trong chuyển đổi số", hội nghị đặc biệt quan tâm đến các giải pháp chuyển đối số để xây dựng các thành phố thông minh.
Hội nghị được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật - Đại học Đà Nẵng vào 2 ngày: Thứ Năm và Thứ Sáu, 28-29/9/2023.
Đại học Đà Nẵng, phường Hòa Quý, quận Ngũ Hành Sơn, Tp. Đà Nẵng
Link Google maps: https://goo.gl/maps/bxdq3iAYZmszPPVj9

CÁC MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG
Hạn nộp toàn văn: 30/8/2023
Thông báo chấp nhận: 10/9/2023
CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH












DIỄN GIẢ - BÁO CÁO MỜI
NHỮNG CHUYÊN GIA TRONG CÁC LĨNH VỰC





Comparison of Strategies for Multi-step-ahead Forecasting of Time Series using Machine-Learning based Prediction Models
Assoc. Prof. Dr. Duong Tuan Anh
Trường Đại học Ngoại ngữ - Tin học TP.HCM
If the one-step ahead forecasting of a time series is already a challenging task, performing multi-step ahead forecasting is more difficult. Several approaches that deal with this complex problem have been proposed in literature: recursive (or iterated) strategy, direct strategy, combination of both the recursive and direct strategies, called DirREC, the Multi-Input Multi-Output (MIMO) strategy, and the last strategy, called DirMO which aims to preserve the advantageous aspects of both the Direct and MIMO strategies. This article aims to review existing strategies for multi-step ahead forecasting using machine-learning-based prediction models and compare their performances empirically. To attain such an objective, we performed several experiments of these different strategies on sevevel benchmark datasets using three different prediction models: k-neareast-neighbors, neural network and deep neural network. The most consistent findings are that the MIMO strategy is better than all the other strategies for multi-step ahead forecasting using machine-learning-based prediction models.
Huỳnh Thị Thanh Bình
Sử dụng trí tuệ nhân tạo cho quy trình hiệu chuẩn hóa học (Chemometrics)
Ứng dụng trong đề tài quốc gia Fadoto
(mã số ĐĐTL.CN-33/20 – Bộ khoa học công nghệ)
Lê Thành Nhân – Viện Công Nghệ Quốc Tế DNIIT – Đại Học Đà Nẵng
ltnhan@dniit.udn.vn
Hiệu chuẩn hóa học (Chemometrics) là ngành khoa học sử dụng những phương pháp mô hình hóa toán học và các dữ liệu thử nghiệm, để chuyển đổi một bài toán định tính trong các lĩnh vực khác nhau như hóa học, vật lý, kinh tế, xã hội, … sang một bài toán định lượng, có thể giải quyết bằng các công cụ toán học, thống kê, khoa học dữ liệu, máy tính. Ngành Hiệu chuẩn hóa học đã và đang nhận được sự quan tâm lớn từ các nhà nghiên cứu, nhất là trong các bài toán dự báo, kiểm tra nhanh. Một trong những khó khăn để sử dụng các phương pháp của Hiệu chuẩn hóa học là thiếu công cụ tin học hỗ trợ các nhà nghiên cứu trong việc xử lý dữ liệu cũng như trong thiết lập các mô hình định lượng tối ưu. Trong bài báo cáo này, chúng tôi xin trình bày nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) CHAMAN, một giải pháp tin học hóa quá trình xây dựng các mô hình định lượng học máy tối ưu theo quy trình của Hiệu chuẩn hóa học. Nền tảng CNTT này được phát triển và ứng dụng bởi nhóm nghiên cứu của đề tài quốc gia FADOTO (mã số ĐĐTL.CN-33/20 – Bộ khoa học công nghệ) tại Viện Công nghệ Quốc tế DNIIT, Đại học Đà Nẵng (Viện DNIIT). Báo cáo cũng đề cập mô hình hoạt động của Viện DNIIT dựa trên các hợp tác quốc tế giữa Đại học Đà Nẵng và Đại học Côte d’Azur Pháp (UCA).
Xử lý văn bản quy phạm pháp luật tiếng Việt
Từ Minh Phương, Ngô Xuân Bách
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Văn bản quy phạm pháp luật, còn gọi là văn bản pháp quy, đóng vai trò quan trọng ở mọi quốc gia, là hình thức pháp luật thành văn nhằm điều chỉnh các hành vi trong xã hội. Văn bản pháp quy có nhiều loại, như Hiến pháp do Quốc hội ban hành, các nghị định, thông tư, nghị quyết, quyết định, được soạn thảo bằng ngôn ngữ tự nhiên nhưng tuân theo một số quy tắc nhất định. Xử lý (tự động) văn bản pháp quy bao gồm một số bài toán khác nhau, từ tìm kiếm, xác định tham chiếu, tới hỏi đáp tự động, phát hiện mâu thuẫn v.v. Các bài toán này xuất hiện trong nhiều ngữ cảnh, bao gồm các tình huống đơn giản như tra cứu văn bản luật, hay trong những ứng dụng phức tạp hơn như tư vấn pháp luật tự động, hỗ trợ xây dựng văn bản luật tại cơ quan chuyên trách. Trong báo cáo này, chúng tôi trình bày kết quả giải quyết một số bài toán xử lý văn bản pháp quy tiếng Việt. Cách tiếp cận chủ yếu dựa trên các phương pháp học sâu đang được dùng nhiều trong xử lý ngôn ngữ tự nhiên. Báo cáo cũng giới thiệu bộ dữ liệu văn bản pháp quy tiếng Việt do nhóm nghiên cứu xây dựng và phân tích một số hướng phát triển đối với lĩnh vực xử lý ngôn ngữ tự nhiên quan trọng này.