VỀ HỘI NGHỊ FAIR'2024
Nhằm góp phần thúc đẩy nghiên cứu cơ bản và ứng dụng về Công nghệ thông tin tại Việt Nam, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam phối hợp cùng Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông và các cơ quan khoa học, các nhà khoa học từ các viện nghiên cứu, các trường đại học để tổ chức Hội nghị khoa học quốc gia lần thứ XVII về "Nghiên cứu cơ bản và ứng dụng Công nghệ thông tin".
Chủ đề chính của Hội nghị là "Trí tuệ nhân tạo trong chuyển đổi số". Tuy nhiên, do truyền thống của Hội nghị nên không hạn chế về nội dung. Hội nghị năm nay được sự bảo trợ chuyên môn của 4 cơ sở đào tạo uy tín trong lĩnh vực công nghệ thông tin – truyền thông là Đại học Đà Nẵng, Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Trường Đại hoc Công nghệ Thông tin & Truyền thông Thái Nguyên, Viện Công nghệ Thông tin – ĐHQGHN.FAIR lần thứ XVII (FAIR'2024), tổ chức tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông vào 2 ngày: Thứ Năm và Thứ Sáu, 08 - 09/08/2024.
THÔNG TIN ĐỊA ĐIỂM TỔ CHỨC
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Link Google maps: https://maps.app.goo.gl/1Fbe6Sjqch4jSL2g9
Mã QR địa điểm tổ chức:
ĐT: 0913 869 328, email: anhdt@ptit.edu.vn
CÁC MỐC THỜI GIAN QUAN TRỌNG
Hạn nộp toàn văn: 30/6/2024
Thông báo chấp nhận: 15/7/2024
CÁC ĐƠN VỊ TÀI TRỢ CHÍNH
CÁC ĐƠN VỊ ĐỒNG HÀNH
DIỄN GIẢ - BÁO CÁO MỜI
NHỮNG CHUYÊN GIA TRONG CÁC LĨNH VỰC
Nhận dạng hoạt động của người và ứng dụng
Phạm Văn Cường
Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông
Nhận dạng hoạt động của người là nền tảng cho nhiều ứng dụng trong thực tế như hỗ trợ giám sát theo dõi tiến triển người bệnh phục hồi vận động, trợ giúp theo tình huống, hỗ trơ giám sát nhân công thực hiện quy trình làm việc, hỗ trợ người cao tuổi và người mất trí nhớ tạm thời trong cuộc sống hàng ngày; ước lượng lượng calorie tiêu thụ hàng ngày. Trong báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bầy về một số phương pháp học máy cho bài toán nhận dạng hoạt động của người trong một số ngữ cảnh khác nhau. Báo cáo sẽ bắt đầu bằng khảo sát các nghiên cứu liên quan về nhận dạng hoạt động của người. Tiếp theo, chúng tôi sẽ trình bầy một số mạng học sâu được huấn luyện với nhiều nguồn dữ liệu không thuần nhất cho nhận dạng hoạt động của người và một số thử nghiệm. Cuối cùng, báo cáo kết thúc bằng việc giới thiệu một số ứng dụng về nhận dạng hoạt động của người được xây dựng bởi nhóm nghiên cứu và các cộng sự như: ứng dụng giám sát nhân viên thực hiện công việc dọn phòng tại khách sạn; tự động đếm các hoạt động; hỗ trợ người cao tuổi và mất trí nhớ tạm thời nấu ăn.
XỬ LÝ TỰ ĐỘNG VĂN BẢN HÁN-NÔM
Đinh Điền, ddien@hcmus.edu.vnChữ Nôm ra đời từ khoảng thế kỷ X và được sử dụng cho đến cuối thế kỷ XIX. Chữ Nôm là thứ chữ do Cha Ông chúng ta xây dựng dựa trên chất liệu chữ Hán để ghi lại âm và/hoặc ý của tiếng Việt chúng ta thời đó (vì vậy, thường được gọi là chữ Hán-Nôm). Trong suốt gần mười thế kỷ đó, biết bao công trình về lịch sử, văn học, y học, nông nghiệp, địa lý, …; các sắc phong, chiếu chỉ, châu bản, hoành phi, câu đối,...; các khế ước, gia phả, bài thuốc gia truyền,... được viết bằng Hán-Nôm và một số còn được lưu giữ cho đến ngày nay. Tiếc rằng, phần lớn các tài liệu đó (nhất là các tài liệu còn trôi nổi trong dân gian) chưa được “dịch” sang chữ Quốc ngữ (sử dụng con chữ Latin hiện nay), để thế hệ ngày nay (nhất là thế hệ trẻ) có khả năng đọc hiểu được các tài liệu viết bằng Hán-Nôm đó. Ngay cả các hệ thống dịch tự động mạnh nhất hiện nay trên thế giới cũng chưa dịch được chữ Nôm (chỉ dịch được chữ Hán, chủ yếu là chữ Hán ở Trung Quốc). Vì vậy, trong bản báo cáo này, chúng tôi sẽ trình bày các kết quả nghiên cứu của chúng tôi trong việc xây dựng hệ thống “dịch” tự động các tài liệu Hán-Nôm đó sang chữ Quốc ngữ. Hệ thống “dịch” này bao gồm nhiều bài toán xử lý bên trong như: Phân loại ảnh, nhận dạng ảnh (OCR), phân loại văn bản, chuyển tự (transliteration) hay còn gọi là dịch âm (dịch sang âm Hán-Việt), dịch nghĩa (interpretation) sang ngôn ngữ đương đại, ... Hệ thống này sẽ trợ giúp người dùng có thể đọc hiểu, khai thác, khám phá kho tàng tri thức quý giá viết bằng chữ Hán-Nôm do Cha Ông ta truyền lại thông qua chữ Quốc ngữ hiện nay.